Những điều khó khăn khi đổi việc

thường sống lâu hơn và đạt được kết quả làm việc tốt hơn hẳn so với những người thường buổn chán và thất vọng về công việc của mình. Vì vậy, đừng để nỗi sợ hãi về tuổi tác là một yếu tố cản trở con

Nhiều người cảm thấy đang bị mắc cạn trên con đường sự nghiệp của mình, ngày mới của họ bắt đầu với một công việc thật nhàm chán, không có cơ hội phát huy tài năng, một môi trường làm việc ngột ngạt… Thế nhưng, phần lớn thường cố gắng chịu đựng sự nhàm chán và không thay đổi công việc vì một lý do duy nhất – sợ. Không ai đoán trước được tương lai nên chúng ta thường e ngại “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” và nhiều nỗi sợ không tên khác…

Phương Trang là một ví dụ điển hình. Cô hiện làm việc tại một công ty gần 4 năm, dù làm việc rất tốt nhưng công việc của Trang vẫn đều đều trôi qua và Trang vẫn mãi “yên vị” ở vị trí hiện tại vì cơ hội phát triển và thăng chức chưa bao giờ đến với Trang dù cô đã rất cố gắng. Trang cảm thấy mệt mỏi khi dành 8 tiếng một ngày để lặp lại nhịp đều đặn nhàm chán của công việc, nhưng khi được hỏi lý do vì sao Trang không chủ động tìm một công việc mới tốt hơn, Trang trả lời “Ngại tìm việc mới lắm. Đâu biết được môi trường mới có phù hợp với mình không…” Đó là 1 trong 4 nỗi sợ chính đang ngăn cản khá nhiều người tìm kiếm một hướng đi mới để thắp lại niềm đam mê trong công việc của họ.

Nỗi sợ thứ nhất – “Môi trường mới liệu có phù hợp với tôi?”
Thay đổi công việc có thể là một viễn cảnh không tươi sáng đối với nhiều người. Dù không hài lòng với công việc hiện tại nhưng một số trong chúng ta sẽ không “mạo hiểm” đánh đổi công việc đang có để đi tìm những cơ hội mới. Đó là tâm lý “sợ thay đổi” khá phổ biến đối với nhiều người, những người thuộc tuýp “sợ thay đổi” mặc dù vẫn bám trụ với công việc hiện tại nhưng thâm tâm họ vẫn không ngừng mong muốn một công việc khác
tốt hơn, đó là lý do khiến họ luôn mệt mỏi và sa sút “phong độ”.

Câu chuyện của Thanh Hằng có thể sẽ cho bạn nguồn tham khảo giá trị: Hằng từng là thư ký cho một công ty khá tiếng tăm, công việc được cô thực hiện trơn tru và được cấp trên ghi nhận. Vốn là một người năng động và yêu thích học hỏi, mặc dù không đến mức chán nản với công việc Thư ký nhưng Hằng vẫn quyết định đi tìm một công việc mới giúp cô thỏa niềm đam mê học hỏi & sáng tạo. Dù nhiều người khuyên cô không nên mạo hiểm mà hãy tiếp tục gắn bó với công việc “không nặng nề nhưng lại có mức lương khá tốt” này. Hằng vẫn kiên định với mục tiêu của mình và dù đôi khi trong thời gian chờ việc cô gặp khá nhiều “áp lực” từ phía gia đình và bạn bè. Nhưng với Hằng, “vạn sự khởi đầu nan” và cô không muốn sau này sẽ phải hối tiếc vì đã không đủ kiên định trên con đường mình chọn. Sau vài tháng, Hằng tìm được một công việc mang đến cho cô nhiều cơ hội học hỏi và thăng tiến nhưng tất nhiên công việc này cũng chứa trong nó nhiều thách thức để Hằng vượt qua và trưởng thành hơn, đến nay Hằng hoàn toàn hài lòng với quyết định “dám thành công” của mình.

Nỗi sợ thứ hai – “Tôi không có kinh nghiệm để làm công việc mình yêu thích”
Nỗi sợ này xuất phát từ việc bạn lo sợ mình không thể làm công việc mới có tính chất khác biệt với công việc hiện tại của mình. Nên lời biện minh “tôi không có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó” thường được dùng để bạn tự áp chế những mong muốn của bản thân. Bạn thân mến, chắc hẳn bạn đã quên rằng kinh nghiệm xuất phát từ thực tiễn làm việc. Nếu bạn không học từ những gì mình đã làm, bạn mãi mãi sẽ không được coi là “có kinh nghiệm”, ngược lại nếu bạn chỉ muốn tích lũy kinh nghiệm thông qua sách vở hoặc lý thuyết mà không bắt tay vào làm – kinh nghiệm bạn có được là “kinh nghiệm ảo”.

Đối với những người muốn chuyển sang một nghề nghiệp hoàn toàn mới,
thường họ sẽ phải bắt đầu từ đầu, nghĩa là chấp nhận một công việc từ
một vị trí thấp hơn và phát triển dần lên. Thay đổi nghề nghiệp cần một
kế hoạch dài hạn, chứ không chỉ ngày một ngày hai.

Hãy tìm cách liên hệ và nói chuyện với những người đang làm công việc bạn mong muốn. Hãy hỏi họ xem những kỹ năng và kinh nghiệm nào là cần thiết để làm công việc đó. Thông qua những thông tin có được này bạn sẽ đánh giá được bản thân để biết được mình có đáp ứng được yêu cầu của công việc đó hay không và đâu là những điểm yếu cần khắc phục nếu bạn vẫn kiên trì đến cùng để hoàn thành mục tiêu. Để nâng cao kỹ năng cần thiết cho công việc mới, hãy tích cực tìm hiểu và tham gia các hoạt động tình nguyện có liên quan đến công việc mới bạn muốn theo đuổi. Nhiều người để theo
đuổi một nghề hoàn toàn mới đã không ngại đầu tư thời gian và tiền bạc
để học thêm một chuyên ngành mới hoặc theo học các khóa cao học (MBA là một ví dụ điển hình).Hãy nhớ rằng sự yêu thích đối với một công việc nào đó là nguồn năng lượng vô cùng hữu dụng mà nếu biết sử dụng một cách tỉnh táo, bạn sẽ nhanh chóng đạt được những gì bạn muốn!

Nỗi sợ thứ ba – “Tôi lấy gì để sống trong thời gian tìm việc?”
Câu hỏi này để kiểm tra lại một lần nữa sự bài bản trong việc lên kế hoạch, cũng như tái khẳng định quyết định muốn chuyển việc của bạn không đến từ “một phút bốc đồng” của bản thân. Những người thực sự muốn và nghiêm túc với quyết định chuyển việc thường đặt ra cho bản thân một kế hoạch từ 6 đến 12 tháng để có thời gian chuẩn bị cho việc chuyển công tác. Sự chuẩn bị này có thể bao gồm việc kiểm tra lại quyết định của mình, tìm hiểu thông tin và thị trường về công việc họ mong muốn, lên kế hoạch cắt giảm bớt những chi phí không hợp lý để cân bằng chi tiêu trong thời gian chờ giữa hai công việc (nếu có).

Một số người thậm chí hoàn toàn không bị áp lực về mặt tài chính khi chuyển việc vì họ không có khoảng trống nhảy việc do họ đã lên kế hoạch rất cụ thể. Một số trường hợp đặc biệt là làm hai việc song song, họ làm những công việc mà mình yêu thích cho các công ty khác vào những ngày cuối tuần để vừa có mức thu nhập chắc chắn, lại vừa có thể rèn luyện cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết cho công việc mới trong lúc chờ nhận được lời mời chính thức từ các công ty.

Nỗi sợ thứ tư – “Bây giờ tôi đã quá già để thay đổi công việc”
Nỗi sợ này nghe qua có vẻ rất hài hước nhưng đây thực sự cũng là câu trả lời chiếm đa số của nhiều người khi được hỏi về lý do họ không chuyển việc dù đã chẳng còn tha thiết với công việc hiện tại. Có một nghiên cứu cho thấy những người yêu thích công việc của họ
thường sống lâu hơn và đạt được kết quả làm việc tốt hơn hẳn so với những người thường buổn chán và thất vọng về công việc của mình. Vì vậy, đừng để nỗi sợ hãi về tuổi tác là một yếu tố cản trở con
đường sự nghiệp của bạn. Đừng để thời gian bào mòn sự nhiệt huyết hăng say của bạn.

Nếu đã nhàm chán với công việc hiện tại, hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch cho tương lai sự nghiệp của bạn ngay hôm nay. Cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu – người đã trên độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, là một ví dụ điển hình, ông vẫn luôn hăng say đóng góp ý tưởng và những kinh nghiệm của bản thân cho công việc để giúp Singapore – sự nghiệp của cuộ đời ông – luôn là một cường quốc trong khu vực và sẽ không ngừng vươn ra thế giới.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *